Thủy sản Hùng Vương: Chờ phép màu

Mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư, song lợi nhuận của Thủy sản Hùng Vương lại đang có xu hướng suy giảm. Vì sao?

Hùng Vương

Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương (mã CK: HVG) kết thúc quý III/2015 với mức doanh thu 5.855 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và là con số cao nhất từ trước đến nay. Số liệu này cho thấy rằng, sau chiến lược M&A, cả quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng của Hùng Vương đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hàng loạt sức ép về chi phí, khó khăn thị trường lẫn gánh nặng nợ đầu tư đã kéo lợi nhuận của công ty này đi xuống…

Hụt hơi hiện tại…

Theo báo cáo tài chính của HVG, lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 của công ty đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ và gần bằng mục tiêu đề ra trong năm 2015 là 14.000 tỷ đồng (Hùng Vương thay đổi niên độ kế toán tài chính kết thúc vào ngày 30/9/2015). Tuy nhiên, sự tăng trưởng về mặt doanh thu không đồng nghĩa lợi nhuận tăng tương ứng. Mặc dù cơ cấu doanh thu cho thấy, chiến lược chuyển hướng kinh doanh thức ăn chăn nuôi của Hùng Vương đang đi đúng hướng khi doanh thu từ nguyên liệu và thành phẩm thức ăn chăn nuôi với giá trị 7.300 tỷ đồng đã chiếm hơn một nửa doanh thu lũy kế 9 tháng. Cơ cấu doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt hơn 3.800 tỷ đồng cũng đóng góp 30% trong doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2015.

Mặc dù vậy, hàng loạt sức ép về chi phí, khó khăn thị trường cộng với gánh nặng nợ đầu tư đã kéo lợi nhuận Hùng Vương đi xuống. Doanh thu quý III/2015 rất ấn tượng, nhưng lãi ròng lại gây thất vọng khi chỉ đạt chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm 2014 là 199 tỷ đồng. Kéo theo đó, lũy kế lãi ròng 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 64 tỷ đồng, con số quá nhỏ so với cùng kỳ năm trước là 344 tỷ đồng, giảm tới 81,3%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự hụt hơi của lợi nhuận là do giá vốn hàng bán của Hùng Vương tăng nhanh không thua gì tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tổng doanh thu 9 tháng của công ty là 13.015 tỷ đồng thì giá vốn hàng bán đã là 11.975 tỷ đồng, kéo lợi nhuận gộp chỉ còn 929 tỷ đồng.

Mặc dù mảng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tốt, nhưng Hùng Vương đang chịu sức ép lớn từ Mỹ khi thị trường này áp dụng thuế chống phá giá. Giá bán cá tra tại thị trường Mỹ không đổi, nhưng phải gánh thêm các khoản thuế gia tăng nên đã kéo biên lợi nhuận của mảng này suy giảm. Tại AGF, công ty con của Hùng Vương, chuyên xuất khẩu cá tra mà thị trường chủ yếu là Mỹ, do biên lợi nhuận suy giảm, trong khi lãi ròng quý I là 2,7 tỷ đồng, quý II là 6,8 tỷ đồng thì quý III phải gánh khoản lỗ gần 5 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính, vốn đóng góp rất lớn vào lãi ròng cho Hùng Vương năm 2014 đã suy giảm đáng kể, năm nay chỉ còn 33 tỷ đồng so với 210 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản chi phí bán hàng và chi phí lãi vay cũng tăng mạnh lần lượt là 409 tỷ đồng và 230 tỷ đồng đã “ăn” đáng kể vào lợi nhuận.

Tất nhiên, chi phí tài chính tăng mạnh một phần là do Hùng Vương đẩy mạnh đầu tư, mở rộng xây dựng nhiều dự án mới, mà gần đây nhất là đầu tư vào mảng chăn nuôi với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng. Hùng Vương cũng có gánh nặng nợ vay khá lớn, đặc biệt các khoản nợ vay ngắn hạn ngày càng phình to. Chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã vay thêm gần 4.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ vay ngắn hạn lên hơn 11.000 tỷ đồng. Bán được hàng nhưng HVG lại vất vả trong việc… thu tiền, khi khoản phải thu của khách hàng lên đến 5.310 tỷ đồng. Điều này khiến Hùng Vương mất nhiều chi phí cơ hội đầu tư, do nguồn tiền mặt bị khách hàng chiếm giữ khiến công ty phải vay vốn để đầu tư và gánh chịu lãi vay. Ngoài ra, hàng tồn kho của Hùng Vương cũng lên tới gần 5.000 tỷ đồng (tính đến 30/9/2015)…

Tươi sáng tương lai?

Mặc dù gặp nhiều khó khăn hiện tại, nhưng các nhà phân tích cho rằng, tương lai của doanh nghiệp này có nhiều điểm sáng. Nếu như kinh doanh cá tra đang gặp khó thì việc thâu tóm được Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) – một doanh nghiệp hàng đầu về tôm đang ăn nên làm ra – đã đem lại nhiều lợi ích lớn trong việc hợp nhất lợi nhuận. Lãi ròng quý III/2015 của FMC đạt gần 45 tỷ đồng, mức tăng rất cao so với các quý trước (chỉ dao động quanh con số 10 tỷ đồng). FMC cũng đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 110 tỷ đồng. Sự tự tin của FMC có cơ sở là các ưu đãi thuế quan bắt đầu có hiệu lực.

Bên cạnh đó, các hiệp định FTA như: Liên minh Hải quan giữa Việt Nam với EU và Việt Nam với Nga -Belarus -Kazakhstan cũng sẽ tác động tích cực đến sản lượng xuất khẩu của cá tra Việt Nam. Thị trường Nga vốn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Hùng Vương trong thời gian gần đây, chiếm 9% doanh thu xuất khẩu trong năm 2014, tương đương 19,7 triệu USD, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ. Hùng Vương đã đầu tư nhà máy sản xuất cá tra ngay tại Nga nhằm gia tăng biên lợi nhuận, do tiết giảm được nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, trong năm 2015, Hùng Vương cũng hoàn tất đầu tư xây mới và mở rộng thêm 3 nhà máy chế biến cá tại Tiền Giang, Sa Đéc và Bến Tre, 2 nhà máy chế biến tôm ở Sóc Trăng và 1 kho lạnh tại Bạc Liêu. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Maybank Kimeng, các dự án này khi hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và chủ động sản xuất, nhất là từ năm 2016 trở đi.

Lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2015 của Thủy sản Hùng Vương là 929 tỷ đồng

Theo Công ty chứng khoán Maybank Kimeng, các dự án đầu tư mới sẽ nâng cao khả năng chủ động sản xuất cho doanh nghiệp, nhất là từ năm 2016

Diễn Đàn Doanh Nghiệp, 22/12/2015
Đăng ngày 22/12/2015
Minh Phương

Tép Bạc ra mắt phiên bản mới nhất của dòng máy cho tôm ăn Farmext Feeder F7

Farmext - thương hiệu công nghệ thuỷ sản đến từ Tép Bạc tiếp tục thực hiện hoá mô hình nuôi trồng dễ dàng của mình thông qua sự ra mắt thiết bị tự động cho tôm cá, mang tên Máy cho ăn Farmext Feeder F7.

Máy cho ăn Farmext Feeder F7
• 19:00 28/05/2024

Siêu Khuyến mãi 22.05 - Miễn phí vận chuyển toàn sàn

Đến hẹn lại lên, thời gian săn sale được khách hàng mong đợi nhất hàng tháng lại bắt đầu. Từ ngày 22 đến hết ngày 28 tháng 05 năm 2024 tại Farmext eShop tưng bừng diễn ra chương trình "Tuần lễ vàng - Miễn phí vận chuyển toàn sàn” cho đơn hàng có khối lượng tối đa 10kg.

Miễn phí vận chuyển
• 09:41 22/05/2024

Farmext eShop tích hợp vận chuyển - Mua sắm dễ dàng hơn

Trong quá trình phát triển, sàn thương mại điện tử cho ngành thủy sản Farmext eShop luôn nỗ lực cải tiến không ngừng về chất lượng và dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất đến quý khách hàng.

Farmext eShop
• 09:44 20/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:56 16/05/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 12:21 30/05/2024

Tăng cường công tác chống khai thác IUU chuẩn bị cho lần kiểm tra thứ 5

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài tăng cao hơn cùng kỳ (08 vụ/03 vụ), đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.

Đoàn thanh tra đang làm việc cùng ngư dân
• 12:21 30/05/2024

Tăng sức đề kháng cho tôm hiệu quả

Để chống lại các bệnh tật luôn đe dọa đến sức khỏe sinh trưởng của tôm, chúng cần được bổ sung sức đề kháng nhiều hơn. Đặc biệt đối với các ao có mật độ nuôi cao hoặc tiền sử nhiễm bệnh gây chết hàng loạt.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:21 30/05/2024

Giảm trầm tích dồi dào ở đáy ao

Dưới đáy ao nuôi luôn ẩn chứa rất nhiều thứ có hại cho tôm nuôi, nhất là những chất thải được hình thành trong quá trình nuôi tạo nên. Trầm tích là một trong số đó, nếu chúng ở mức độ ít, vừa phải sẽ không là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu chúng xuất hiện với lượng lớn dưới đáy ao sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Đáy ao
• 12:21 30/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 12:21 30/05/2024
Some text some message..